Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

0

Quả sấu được biết đến là một gia vị dùng để chế biến nhiều món ăn ngon dân dã như vịt om sấu, canh chua nấu sấu,… Ngoài ra bên trong sấu còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy quả sấu có tốt cho răng miệng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.


Các thành phần dinh dưỡng của quả sấu

Quả sấu (Tên khác: sấu trắng, long cóc/ Tên khoa học: Dracontomelon) là loại quả bản địa của Việt Nam, có nhiều tại miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Tại miền Nam, loại quả này có tên là sấu tía. Thường chỉ có vào mùa hè, kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 8 hoặc 9. Quả sấu có hình cầu, hơi dẹt, đường kính khoảng 2cm. Khi xanh có vị chua xen lẫn chút chát nhẹ. Quả chín có màu vàng sẫm, vị chua chua, ngọt ngọt, thanh mát.

Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả sấu chín (tính phần ăn được):

  • 38 Kcal
  • 94.7g nước
  • 1.3g Protein
  • 8.2g Carbohydrate
  • 2.7g Chất xơ
  • 44mg Phốt Pho
  • 135mg Canxi
  • 3mg Vitamin C

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

Để trả lời cho câu hỏi “Quả sấu có tốt cho răng miệng không?” Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào để răng miệng được chắc khỏe.

Theo các chuyên gia về nha khoa, để răng miệng được khỏe mạnh chúng ta cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

  • Protein: Có vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì cấu trúc của răng. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc cùng các mô liên kết trong khoang miệng, giúp hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh hơn.
  • Canxi và Phốt pho: Có vai trò giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa gãy vỡ. Trong đó, Canxi có tác dụng đảo ngược tổn thương răng nhờ quá trình tái khoáng hóa mô răng. Và phốt pho có tác dụng thúc đẩy sự hình thành lớp niêm mạc và mô liên kết xung quanh khoang miệng.
  • Vitamin D: Có vai trò thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi vào trong cơ thể, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa mô răng. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và duy trì hoạt động của niêm mạc miệng.
  • Vitamin A: Giúp niêm mạc miệng và nướu quanh răng luôn được khỏe mạnh
  • Vitamin C: Có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và duy trì sự khỏe mạnh của nướu, niêm mạc, dây chằng nha chu.
  • Vitamin B: Có vai trò thúc đẩy tăng trưởng các tế bào mô mới lót quanh khoang miệng.
  • Vitamin E: Có vai trò chống oxy hóa răng miệng
  • Kali: Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu
  • I- ốt: Thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi cho răng

Thực phẩm có hàm lượng nước cao: Có vai trò tăng lượng nước bọt, giúp cân bằng độ pH, chống sâu răng.

Trên đây là những thành phần dinh dưỡng tốt cho răng miệng. Có thể thấy, sấu là thực phẩm có hàm lượng nước cao (chiếm tới 94.7%). Do đó ăn sấu cũng có khả năng chống được sâu răng. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa nhiều thành phần tốt cho răng miệng như vitamin C, canxi, phốt pho, protein,… Vậy “Quả sấu có tốt cho răng miệng không?”. Câu trả lời chắc chắn là CÓ.

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

Các lợi ích khác của quả sấu đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng có lợi cho răng miệng, quả sấu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như:

  • Ăn sấu giúp kích thích vị giác. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên ăn các món thanh mát, có vị chua nhẹ từ quả sấu vào những ngày hè, giúp kích thích vị giác và tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Ăn sấu giúp chữa đau rát cổ họng và chữa ho hiệu quả. Sấu thường được dùng để điều chế các bài thuốc giảm đau rát cổ họng và trị ho kéo dài. Bằng cách làm nước sấu ngâm đường hoặc sắc nước sấu để uống.
  • Giúp làm giảm triệu chứng nôn nghén ở phụ nữ có thai. Ở thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu có thể uống nước sấu để giảm triệu chứng nôn nghén, đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân. Sấu cung cấp nguồn nước tự nhiên cho cơ thể, ảnh hưởng tích cực tới quá trình giảm cân. Bên cạnh đó, sấu còn chứa axit nitric trong sấu giúp làm sạch đường ruột, loại bổ độc tố, cản trở quá trình hấp thụ đường vào máu, có khả năng đốt cháy và tiêu hủy chất béo trong cơ thể.
  • Giúp giải rượu hiệu quả. Sử dụng nước sấu ngâm đường hoặc sấu xanh sắc với gừng sẽ làm giảm các cơn đau đầu, mệt mỏi do say rượu, giúp sớm tỉnh lại.

Tìm hiểu thêm các công dụng khác của quả sấu trong bài: Quả sấu chín.

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

Cách làm sấu ngâm đường giải nhiệt ngày hè

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Sấu: 1kg
  • Đường: 1kg
  • Gừng: 2-3 củ.
  • Lọ đựng bằng thủy tinh sạch và khô.

Cách sơ chế:

Rửa sạch sấu rồi dùng dao cạo vỏ sấu, chú ý cạo xong thì bỏ ngay vào chậu nước muối loãng để thịt không bị thâm.

Dùng dao khía xung quanh quả sấu theo hình xoắn ốc để sấu ngâm đường nhanh hơn, sau đó lại cho vào nước muối loãng để không bị thâm.

Sau đó mang sấu đi xả với nước sạch.

Đun sôi nước và chần qua sấu cho tới khi ngả vàng, đổ sấu ra rổ cho nguội. Làm như vậy để sấu ngâm được giòn ngon và không nổi váng.

Cách ngâm sấu với đường:

Ngâm sấu theo kiểu 1:1, tức là 1 lớp sấu và 1 lớp đường. Cho 1 lớp sấu vào lọ, sau đó đổ 1 lớp đường và lên, cứ làm thế cho đến khi hết sấu và đường. Bạn để lọ sấu ở nơi khô ráo và đậy kín.

Như vậy, chỉ sau khoảng một tuần, bạn đã có thể thưởng thức nước sấu mình làm rồi. Khi uống, chỉ cần lấy 2 thìa nước sấu cùng 2-3 quả sấu cho vào cốc, rót thêm nước lọc và nhớ cho thêm đường nếu thấy chua, cuối cùng thả thêm vài viên đá để thưởng thức.

Quả sấu có tốt cho răng miệng không?

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.