Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

TOP 4 loại hải sản tốt cho sức khỏe và những lưu ý khi ăn

0

Cập nhật vào 20/09

Hải sản có khả năng làm giảm cholesterol và các chất béo dư thừa, có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh, kéo dài tuổi thọ và ngừa lão hóa. Dưới đây là 1 số loại hải sản tốt bạn nên bổ sung.

1. Các loại hải sản tốt cho sức khỏe

Trong hải sản chứa rất nhiều các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi có nhiều trong tôm, Sắt có chủ yếu trong rong biển và cá. Kẽm có nhiều trong sò, trai,.. I-ốt chủ yếu có trong cá, tôm, cua, ốc,..

1.1. Tôm tốt cho thận

Tôm là loại thực phẩm rất tốt cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tôm không có mùi tanh và nhiều xương như cá, thịt lại mềm, dễ tiêu hóa nên được xem là món ăn tốt cho cả già lẫn trẻ.

Tôm là loại thực phẩm rất tốt cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Đặc biết ăn tôm rất tốt cho thận, ngăn ngừa xuất tinh sớm, trị chứng choáng đầu, ù tai, đau đầu gối, đi tiểu thường xuyên, mồ hôi ra nhiều, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu,…

Tôm cũng rất giàu magiê, tốt hệ thống tim mạch, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Ngoài ra magie còn có tác dụng mở rộng động mạch vành, có lợi cho việc phòng chống tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, tôm còn có tác dụng làm cho thông tuyến sữa ở phụ nữ cho con bú. Các chất phốt pho, canxi trong tôm có tác dụng rất tốt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, khi kết hợp tôm với bột yến mạch, cũng mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời không chứa chất béo, tôm chiên yến mạch càng trở nên bổ dưỡng.

1.2. Cua tốt cho bà bầu

Có rất nhiều món ăn được làm từ cua mà các chị em nên thêm ngay vào thực đơn cho gia đình mình. Bởi vì cua có công dụng rất tuyệt vời như chống ứa máu, ứ máu sau sinh, hạn chế nguy cơ thai chết lưu, dư thừa lượng nhau thai, dây chằng bị tổn thương, gãy xương, đau cơ,..

Các chất canxi, magie, omega 3 có trong cua đều là những dưỡng chất rất tốt cho hệ tim mạch của bà bầu. Cứ 100g thịt cua biển thì có chứa từ 0,5g đến 1g chất béo, chủ yếu là chất omega 3, chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển bộ não của thai nhi.

Thịt một con cua biển sẽ cung cấp lượng vitamin B nhiều hơn lượng vitamin B mà một cơ thể cần trong một ngày, và còn chứa nhiều folate, vitamin B1 nên rất tốt cho cơ thể bà bầu.

Vitamin B là chất thiết yếu đối với cơ thể, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tái tạo tế bào hồng cầu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Hơn nữa trong thịt cua chứa nhiều kẽm và đồng, hai chất dinh dưỡng chính trong vai trò chuyển hóa năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó ăn một con cua biển một ngày bổ sung cho cơ thể bà bầu một lượng từ 3 – 8% sắt và kali.

Cua biển cũng như hầu hết các thực phẩm hải sản khác đều rất giàu protein và protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai khi đang còn trong bụng mẹ.

Nhưng bà bầu cũng nên lưu ý do cua biển có tính hàn, khi ăn nhiều sẽ dẫn đến bị lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài. Đặc biệt là các bà bầu, chỉ nên ăn cua biển 2 lần một tuần thôi nhé.

1.3. Sứa có nhiều công dụng

Sứa có công dụng chữa bệnh ho, hen suyễn, bướu cổ, viêm loét dạ dày, viêm phế quản, viêm khớp, huyết áp cao, tắc mạch máu, và phòng chống bệnh ung thư.

Sứa có rất nhiều công dụng đồi với sức khỏe

Đặc biệt, sứa có công dụng làm đẹp khá tốt, ăn sứa có thể làm cho da trắng, mịn màng giúp bạn phòng chống quá trình lão hóa da do tuổi tác.

Theo báo Sức khỏe đời sống, sứa biển còn gọi là hải triết, thạch kính, thủy mẫu… Bộ phận dùng làm thuốc là cả con sứa (hải triết) hoặc da, (hải triết bì). Trong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod.

Theo Đông y, sứa vị mặn, tính bình, vào phế can thận. Lớp vỏ ngoài của hải triết gọi là hải triết bì vị mặn, tính bình có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp.

1.4. Mực ống tốt cho phụ nữ

Mực là món ăn có nhiều tác dụng đối với chị em phụ nữ, như là có thể làm thuốc bổ dưỡng rất tốt, nó giúp chị em khỏe mạnh, giữ ấm cơ thể và điều trị các bệnh rối loạn của phụ nữ rất tốt.

Mực chứa nhiều protein và các nguồn khoáng chất thiết yếu như Riboflavin, Vitamin B12, phốt pho, đồng và Selen. Nó cũng là một nguồn tốt của Niacin và kẽm, mực còn được đánh giá cao do chứa ít chất béo bão hòa và ít natri nhưng bên cạnh đó mực tươi chứa nhiều cholesterol.

2. Những lưu ý khi ăn hải sản mà bạn nên biết

Khi ăn hải sản, bạn nên nhớ một số điều sau đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không ăn hải sản đã chết
  • Không nên sử dụng bia cùng hải sản
  • Hạn chế ăn gỏi từ hải sản
  • Không nên ăn hải sản cùng trái cây
  • Hải sản đông lạnh không nên luộc và hấp

Chi tiết về những lưu ý này, mời bạn tham khảo bài viết: Những sai lầm khi ăn hải sản gây hại cho sức khỏe.

3. Những ai không nên ăn nhiều hải sản?

Trong Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân khá nhiều, vậy nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay đang nuôi con nhỏ không nên ăn mỗi tuần hải sản trên 4 lần sẽ dễ bị ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Những người bị một số bệnh viêm, gan, gout không nên ăn nhiều hải sản

Những người bị gout, hoặc lượng acid uric trong máu cao cũng nên hạn chế hải sản bởi dễ gây ra bệnh gout.

Chính vì vậy, hãy thiết kế một thực đơn thật hợp lý sao cho vẫn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết nhé!

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị cung cấp các sản phẩm ghế làm việc văn phòng chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Ghế văn phòng Đức Khang.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.