Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý?

0

Cập nhật vào 30/10

Theo quan niệm xưa, mùng 1 người ta thường kiêng ăn thịt giả cầy vì trong món này có mắm tôm nặng mùi, hôi… ăn vào dễ xui xẻo. Liệu quan niệm này có đúng?

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không?

Giả cầy là một món ăn khá phổ biến của người Việt, được làm từ chân giò lợn với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp khiến món ăn cho hương vị gần tương tự thịt cầy (thịt chó). Nguyên liệu để chế biến món giả cầy gồm chân giò lợn (bao gồm thịt chân giò và phần móng giò), sả, riềng, mì chính, các loại rau gia vị, mắm tôm, cơm mẻ…

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý? 1

Vào ngày mùng 1, theo dân gian xưa các ông cha ta rất kỹ trong vấn đề ăn uống. Họ thường kiêng ăn những món ăn mang ý nghĩa xấu, có tên xấu, màu xấu, sợ ăn vào mùng 1 cả tháng sẽ đen đủi.

Với câu hỏi mùng 1 ăn giả cầy được không, theo dân gian xưa thì đây là món ăn nên kiêng. Lý do là bởi:

  • Thứ nhất, chữ “cầy” trong từ giả cầy là thịt chó. Thịt chó là món ăn thường bị kiêng mùng 1, bởi theo quan niệm thì chó là loài động vật ăn tạp, có kiếp sống đê hèn, phải chịu đựng nhiều tủi nhục, ăn vào ngày mùng 1 dễ đen đủi, xui xẻo cả tháng.
  • Thứ hai, một trong những nguyên liệu chính không thể thiếu của món giả cầy đó là mắm tôm. Mắm tôm cũng là gia vị xếp vào top nên kiêng ăn trong mùng 1. Bởi mắm tôm có mùi hôi, nặng mùi, trong khi ngày mùng 1 thường người ta sẽ thắp hương, đi chùa, đền cầu bình an, nếu để người dính mùi hôi hám coi như xúc phạm thần linh, dễ bị quở trách.

Từ những lý do trên mà món giả cầy thường cũng là món người ta kiêng ăn mùng 1, bên cạnh các món khác như: trứng vịt lộn, tôm, cá mè, chuối, thịt vịt, thịt ba ba, sầu riêng…

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý? 2

Mùng mấy thì ăn được giả cầy?

Thường người ta sẽ chỉ kiêng ăn giả cầy vào ngày mùng 1, bắt đầu sang mùng 2 là đã có thể ăn được. Cũng có một số người tín, kỹ hơn thì họ có thể kiêng ăn hết mùng 2, mùng 3. Tùy vào quan niệm của từng người mà thời điểm ăn giả cầy sẽ khác nhau, thậm chí cũng rất nhiều người không tin vào quan niệm kiêng ăn giả cầy mùng 1 nên họ vẫn có thể chế biến món này ngày mùng 1 đầu tháng để thưởng thức.

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý? 3

Quan niệm kiêng ăn giả cầy mùng 1 liệu có đúng?

Tất cả các quan niệm nên ăn, nên kiêng ăn món này, món kia vào ngày mùng 1 đều là quan niệm từ xưa. Hiện chưa có bất cứ công trình nghiên cứu hay bằng chứng nào cho rằng việc ăn giả cầy hay món nào khác vào ngày mùng 1 sẽ bị đen đủi, xui xẻo.

Nhiều người chẳng may lỡ ăn giả cầy mùng 1 mà gặp vấn đề xấu trong tháng đó thường viện cớ tại ăn món đó ngày mùng 1 nên đen đủi là phải, tuy nhiên thực tế việc xui xẻo, may mắn trong cuộc sống mỗi người là điều hết sức bình thường, và đó có thể trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Do vậy nếu theo góc nhìn khoa học thì bạn có thể ăn thịt giả cầy vào bất cứ ngày nào trong tháng mà không cần lo gặp xui xẻo. Thế nhưng nếu bạn là người tín, kỹ tính và có phần tin vào quan niệm xưa thì bản thân bạn tự mình có thể kiêng, tránh ăn món này ngày mùng 1, miễn là tâm lý được thoải mái theo câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý? 4

Cách nấu thịt giả cầy ngon, đậm vị?

Tạm thời gác lại thắc mắc mùng 1 ăn giả cầy có sao không, chúng ta cùng tìm hiểu công thức chế biến món thịt giả cầy ngon đúng điệu để chiêu đãi cả gia đình trong dịp cuối tuần nhé. Món ăn này hấp dẫn, bổ dưỡng, hầu như già trẻ, lớn bé ai ai cũng thích. Sau đây là các bước chuẩn bị và chế biến món giả cầy:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chân giò lợn: 2 cái vừa. Nên chọn chân giò trước sẽ ngon bởi phần chân trước hoạt động nhiều hơn so với chân sau nên phần gân nhiều hơn, thịt mỏng, lại mềm và ngọt hơn. Phần chân sau của lợn hoạt động ít hơn nên phần thịt nhiều hơn nhưng cũng có nhiều mỡ hơn, nấu giả cầy ăn dễ bị ngán.
  • Riềng: 1 củ
  • Sả: 3 củ
  • Ớt: 2,3 quả
  • Mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon và một muỗng bột nghệ.

Cách làm:

  • Bước 1: Băm nhỏ sả, thái miếng riềng và ớt. Thịt chân giò, rửa sạch, thấm khô sau đó lấy giấy trắng tinh cuộn bó chặt vào xung quanh chân giò, mang đốt cho tới khi bì ngả màu nâu sẫm. Nếu không dùng lửa, bạn có thể dùng lò vi sóng nướng vàng, không nướng chín. Sau đó, đem rửa, cạo sạch, chặt miếng bằng bao diêm, ướp riềng xay, nghệ xay, mẻ, mắm tôm,1 chút bột canh trong vòng 45 phút.
  • Bước 2: Cho dầu vào nồi đến khi dầu sôi thì cho thịt chân giò đã ướp vào chảo, đảo qua cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào khoảng ngập khoảng 2/3 thịt, ninh đến khi thịt vừa chín mềm.
  • Bước 3: Bạn vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Cứ như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị. Lưu ý: Nếu nấu giả cầy bằng nồi thường, trong quá trình đun nếu thấy cạn bạn bỏ thêm ít nước, nấu tới khi thịt mềm.

Mùng 1 ăn giả cầy có sao không? Những điều cần lưu ý? 5

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.