Vào mùng 1 âm lịch nhiều người thường kiêng ăn những món mang ý nghĩa không tốt như cá mè, thịt vịt, mực, trứng vịt lộn,… để tránh xui xẻo, đen đủi. Vậy mùng 1 ăn cá ngừ đại dương có được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Mùng 1 ăn cá nục có được không?
Mùng 1 ăn cá nhụ có được không?
Mùng 1 ăn cá trôi có được không?
Mùng 1 ăn cá rô đồng có được không?
Mùng 1 ăn cá ngừ có được không?
Người xưa thường có những quan niệm ăn uống trong những ngày mùng 1, đầu năm như: ăn những món ăn mang ý nghĩa may mắn như thịt gà luộc, xôi gấc, khổ qua,… kiêng các món ăn mang ý nghĩa đen đủi, không may mắn như thịt vịt, giả cầy, mực, cá mè,… Mùng 1 có ăn cá ngừ đại dương có được không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cá ngừ đại dương hay còn gọi là cá ù. Đây là một trong những hải sản biển có giá trị thị trường cao, giá trị dinh dưỡng cao và giá trị xuất khẩu cũng rất cao. Thịt cá ù rất thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món ngon nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Đến nay chưa có một truyền ngôn hay nghiên cứu khoa học nào cho thấy ăn cá ngừ đại dương vào đầu tháng sẽ bị xui xẻo cả. Nên nếu hỏi đầu tháng có ăn cá ngừ được không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể ăn món này vào bất cứ ngày nào trong tháng mà không cần lo lắng.
Những món ăn nên kiêng vào mùng 1?
Nếu bạn tin vào truyền thống dân gian là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” thì vào ngày mùng 1 hàng tháng, bạn nên kiêng ăn các món sau:
- Mực: Đen như mực, nếu ăn vào đầu tháng hay đầu năm thì mọi thứ đều đen đủi, xui xẻo, dễ gặp vận đen.
- Thịt vịt: vịt mang ý nghĩa tan đàn, xẻ nghé, không may mắn nếu ăn vào đầu tháng.
- Cá mè: Chữ “mè” trong cá mè theo nhiều người có nghĩa là mè nheo, ăn vào mùng 1 dễ gặp phải đen đủi.
- Cháo trắng: Cháo trắng là món không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn. Ăn cháo vào ngày mùng 1 âm lịch tháng cô hồn sẽ khiến ma quỷ tưởng bạn đang “giành ăn” với họ, vì vậy bạn có thể gặp phải những điều bất trắc.
Tuy nhiên, tất cả các quan niệm kiêng ăn vào ngày đầu tháng đều là quan niệm từ thời xưa. Còn theo góc độ khoa học, không có nghiên cứu nào cho thấy ăn các món ăn trên vào mùng 1 sẽ có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta cả. Cuộc sống của chúng ta tốt hay xấu, may hay rủi là do bản thân chúng ta mà thôi.
Công dụng của cá ngừ với sức khỏe
Cá ngừ có giá thị trường cao, một vì nó là hải sản quý của biển, hai vì nó có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Các công dụng của cá ngừ cho sức khỏe là:
- Bổ mắt: Thịt cá ngừ có chứa lượng omega-3 cao rất tốt cho mắt, góp phần ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và giảm nguy cơ rối loạn mắt.
- Giảm cân: Cá ngừ đại dương giàu protein và các chất dinh dưỡng như: Omega-3, DHA, EPA, taurin,… nhưng lại rất ít chất béo và calo, nên nó có hiệu quả giảm cân rất tốt.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Ăn cá ngừ giúp giảm lượng chất béo trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch..
Kích hoạt các tế bào não: Hàm lượng DHA (Docosahexaenoic acid) cao trong cá ngừ giúp thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. - Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt: Trong thịt cá ngừ có một lượng lớn sắt và B12 có thể hấp thụ dễ dàng, nên ăn thịt cá ngừ giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
- Bảo vệ gan: Lượng EPA, DHA cùng taurine dồi dào trong cá ngừ giúp thúc đẩy các tế bào gan phát triển đồng thời làm giảm lượng lipit trong máu.
- Giảm độ cholesterol xấu: Cá ngừ góp phần làm giảm cholesterol xấu trong máu và tăng cholesterol tốt, duy trì hệ miễn dịch cho cơ thể và tránh các bệnh liên quan tới tim mạch, béo phì,…
Cá ngừ đại dương có thể làm món gì?
Cá ngừ đại dương là một loại hải sản tươi được rất nhiều người ưa chuộng. Cá ngừ làm sashimi, sushi, salad hay nướng hay chiên xù đều rất ngon và bổ dưỡng. Dưới đây là 2 món ăn rất phổ biến với cá ngừ cho bạn tham khảo:
Salad cá ngừ
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- 100g cá ngừ ngâm dầu
- Rau xà lách, dưa leo, cà chua, chanh, hành tây
- 6 quả ô-liu xanh hoặc đen
- Gia vị: Sốt mayonnaise, muối tiêu, dầu ô liu, giấm, mật ong, mù tạt, muối
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu, cà chua thái lát, rau xà lách xắt nhỏ, rau diếp, ô liu cắt đôi, hành tây bóc vỏ thái lát mỏng. Trộn đều lên.
Trứng gà đem luộc, cắt miếng vừa ăn, cá ngừ dằm nhỏ.
Cho hỗn hợp đã trộn và cá ngừ vào tô, trộn đều và cho trứng lên trên.
Bày món ra đĩa và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 – 30 phút trước khi dùng. Thêm sốt mayonnaise và nước cốt chanh để món ăn đậm đà hơn.
Cá ngừ nướng giấy bạc
Nguyên liệu:
- 1 con cá ngừ
- 3 củ hành tím, 4 tép tỏi, 1 củ gừng tươi
- Giấy bạc
- Gia vị: muối, đường, hạt tiêu,…
Cách làm:
Cá ngừ mua về rửa sạch, dùng dao khứa quanh thân khoảng 3 nhát để khi ướp dễ thấm gia vị.
Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ, gừng cạo vỏ rửa sạch, một nửa băm nhỏ, một nửa thái lát mỏng.
Xát muối và hạt tiêu quanh thân cá, cho sả và gừng thái lát vào bụng cá để thịt cá được thơm.
Đặt cá vào giữa miếng giấy bạc rồi cho hành, tỏi và gừng băm nhỏ lên bề mặt, bọc kín giấy bạc lại và bắt đầu nướng.
Nếu nướng bằng lò nướng thì nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 30 phút. Tùy theo kích thước của cá mà điều chỉnh thời gian cho phù hợp. Nếu nướng bằng bếp than thì lưu ý cứ khoảng 6 phút lật cá một lần để 2 mặt được chín đều.
Gỡ cá ra khỏi giấy bạc, cho cá lên đĩa và thưởng thức.
Giá của cá ngừ đại dương
Tùy vào điều kiện thời tiết, mùa đánh bắt cá và kích thước cá mà cá ngừ đại dương sẽ có giá cả khác nhau.
Nhưng nhìn chung, giá của cá ngừ đại dương sẽ dao động như sau:
- Cá ngừ nguyên con dưới 20kg: dao động khoảng 140.000 đ/kg
- Cá ngừ nguyên con lựa từ 20kg đến 30 kg: khoảng 160.000 – 170.000 đ/kg
- Cá ngừ nguyên con trên 30kg: dao động khoảng 170.000 – 180.000 đ/kg
- Cá ngừ phi lê: từ 170.000 đến 280.000 đ/kg thịt tùy quy cách