Vào mùng 1 âm lịch nhiều người thường kiêng ăn những món mang ý nghĩa không tốt như cá mè, thịt vịt, mực, giả cầy,… để tránh xui xẻo. Vậy mùng 1 ăn cá thu có sao không? Đây cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Tham khảo:
Mùng 1 ăn cá trắm đen được không?
Mùng 1 lỡ ăn mắm tôm, bún đậu mắm tôm có đen không?
Mùng 1 ăn cá chạch được không?
Người xưa thường có những quan niệm ăn uống trong những ngày mùng 1, đầu năm. Cụ thể ngày mùng 1 mọi người thường ăn những món ăn mang ý nghĩa may mắn như thịt gà luộc, xôi gấc, dưa hấu,… Kiêng các món ăn mang ý nghĩa đen đủi, xui xẻo như thịt vịt, thịt chó, mực, tôm… Mùng 1 có ăn cá chạch được không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cá chạch thuộc họ nước ngọt, thân hình thon dài và trơn tuột giống như lươn. Tại miền Bắc và miền Nam, con lươn được coi là con vật trốn chui trốn lủi, nhút nhát, nếu ăn đầu tháng hoặc đầu năm sẽ phải sống như kẻ hèn nên họ kiêng ăn lươn vào mùng 1. Con cá chạch giống con lươn nên cũng xếp vào loại kiêng kỵ không ăn.
Với người miền Trung, đặc biệt là ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì người dân không kiêng ăn lươn. Họ cho rằng lươn có thân hình suôn thẳng, mình dài, da trơn nên nếu ăn lươn đầu tháng đầu năm thì mọi việc sẽ được trơn tru, suôn sẻ, “đầu xuôi đuôi lọt”. Do đó con cá chạch giống lươn vẫn được ăn nhiều vào ngày đầu tháng.
Quan niệm kiêng hay nên ăn cá chạch vào mùng 1 có đúng không?
Thực chất quan niệm nên ăn cá chạch của người miền Trung hay kiêng ăn cá chạch của người miền Bắc – Nam chủ yếu là quan niệm dân gian từ xưa đến nay, không có bất cứ căn cứ hay chứng minh khoa học nào nói về việc ăn cá chạch sẽ mang đến may mắn hay xui xẻo. Cuộc sống của mỗi người chúng ta thăng hay trầm, khó khăn hay thuận lợi đều do nỗ lực của bản thân mà thôi.
Điều quan trọng nhất là, con cá chạch trông thì giống con lươn nhưng thực chất không liên quan gì đến lươn cả. Hơn nữa cá chạch còn là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, do vậy bạn hoàn toàn có thể ăn cá chạch vào các ngày trong tháng mà không cần lo lắng.
Những loại cá nên kiêng ăn mùng 1?
Mùng 1 không cần kiêng ăn cá chạch, tuy nhiên nếu bạn tin vào truyền thống dân gian là có thờ có thiêng, có kiêng có lành thì vào mùng 1 hàng tháng, bạn nên kiêng ăn 3 loại cá sau:
Cá mè: Từ “mè” trong cá mè mang ý nghĩa mè nheo, nhùng nhằng, người ta tin rằng ăn cá mè đầu tháng sẽ khiến cả tháng không thuận lợi, bị rối rắm, nhùng nhằng. Ngoài ra cá mè lại tanh, nhiều xương nên người ta cũng kỵ ăn để tránh mọi việc bj bế tắc.
- Cá trắm đen: Cá trắm đen có màu đen, hàm ý đen đủi, xui xẻo nên cũng kiêng kỵ ăn vào ngày mùng 1.
- Cá chép: Theo dân gian, cá chép được coi là loài cá vượt vũ môn, cũng là phương tiện đưa ông Táo chầu trời. Vì vậy, có người cho rằng ăn cá chép đầu tháng sẽ gặp may mắn, mọi chuyện thuận lợi, nhưng cũng có người cho rằng cá chép linh thiêng nên nếu ăn vào đầu tháng sẽ bị xui xẻo. Tùy theo quan niệm của từng người và từng địa phương mà quyết định có nên ăn cá chép vào mùng 1 hay không.
Tất cả các quan niệm kiêng ăn vào ngày đầu tháng đều là quan niệm từ thời xưa. Còn theo góc độ khoa học, không có nghiên cứu nào cho thấy ăn các loại cá trên vào mùng 1 sẽ có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta cả. Cuộc sống của chúng ta thăng hay trầm, tốt hay xấu là do sự nỗ lực của bản thân thôi.
Công dụng của cá chạch với sức khỏe
Bổ thận sinh tinh: Cá chạch rất giàu lysine là một thành phần thiết yếu để hình thành tinh trùng nên đặc biệt tốt cho nam giới.
- Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe: Cá chạch chứa nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
- Bảo vệ mạch máu: Cá chạch rất giàu protein và các nguyên tố sắt, rất hữu ích cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
- Ngăn ngừa ung thư: Trong chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… giúp góp phần ngăn ngừa ung thư.
- Chống viêm: Cá chạch chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, chất nhầy trơn của nó cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
Lưu ý:
- Cá chạch không được chế biến cùng với thịt chó, tiết chó và cua.
- Những người mắc bệnh âm hư hỏa thịnh cần hạn chế ăn nhiều chạch.
Các cách chế biến cá chạch
Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cá chạch chắc chắn là một nguyên liệu nấu ăn yêu thích trong thực đơn của các gia đình. Dưới đây là 2 cách chế biến cá chạch thơm ngon và hấp dẫn cho bạn tham khảo.
Cá chạch chiên lá lốt
Nguyên liệu:
- 500g cá chạch
- 1 bó lá lốt
- Gia vị: hạt nêm, muối
Cách làm:
Sơ chế cá chạch để làm sạch nhớt của cá, cách tốt nhất là đổ khoảng 5 thìa muối vào cá, xóc đều lên, đậy kín lại và để khoảng 20 phút đậy, sau đó rửa lại thật sạch.
Ướp cá chạch với 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa muối, trộn đều lên và ướp khoảng 30 phút.
Bỏ phần nước ướp cá, cho cá chạch vào trong bát, trút thêm 1 bát con bột chiên giòn vào, trộn đều để bột chiên giòn bám đều xung quanh cá chạch.
Đặt chảo lên bếp, cho lượng dầu đủ nhiều sao cho cá chạch được chiên ngập dầu, chiên cá chạch đến khi vàng giòn trên lửa vừa, sau đó gắp ra đĩa.
Lá lốt rửa sạch, thái sợi. Cho lá lốt vào chiên trong chảo dầu vừa rồi đến khi giòn thì vớt ra.
Rắc lá lốt lên cá chạch và thưởng thức.
Món cá chạch chiên lá lốt giòn tan thơm phức sẽ là 1 món ăn cực kỳ lạ miệng để đổi vị cho cả gia đình.
Cháo cá chạch
Nguyên liệu:
- 1kg cá chạch tươi
- Gạo trắng
- Hành khô, hành lá, rau thơm
- Gia vị: nước mắm, mì chính, gừng,…
Cách làm:
Sơ chế cá chạch để bỏ nhớt và mùi tanh. Có thể tham khảo cách sơ chế ở phần trên.
Cho cá vào luộc sôi khoảng 15 phút rồi vớt ra để nguội. Phần nước luộc cá dùng làm nước nấu cháo sẽ rất ngọt.
Lọc thịt cá chạch, loại bỏ xương cá để tránh khi ăn bị mắc xương.
Gạo cho vào nước luộc cá hầm khoảng 1 – 2 tiếng, nếu thấy ít nước có thể đổ thêm nước vào, đến khi cháo mềm nhừ thì cho thêm vài ba lát gừng.
Nêm nếm cháo sao cho vừa miệng, khi cháo chín thì múc ra tô, cho phần thịt cá chạch lên trên, thêm ít hành băm nhuyễn rồi thưởng thức.
Cháo cá chạch thơm ngon bổ dưỡng rất thích hợp cho việc bồi bổ sức khỏe của trẻ nhỏ.