Cập nhật vào 01/12
Thịt dê là thực phẩm ít béo, nhiều vitamin nhóm B, nhiều đạm. Tuy nhiên, khi ăn thịt dê cần nhớ không nên ăn cùng các loại thực phẩm để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng, dược tính, đồng thời không gây hại cho sức khỏe.
1. Những thực phẩm, đồ uống không nên ăn cùng thịt dê
1.1. Thịt dê kết hợp với phô mai
Theo nghiên cứu, thịt dê không nên kết hợp với cá hoặc pho mát, vì đây là món ăn có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Chúng ta đều biết rằng, phô mai có giá trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, mặc dù các thành phần khác nhau có thể thay đổi khác nhau theo chủng loại. Nói chung, các thành phần chính của phô mai bao gồm protein, chất béo, lactose, giàu vitamin và một lượng nhỏ muối vô cơ.
Phô mai có đặc tính lạnh, ngọt và chua, trong khi thịt dê lại là thực phẩm rất nóng. Ngoài ra, phô mai còn giàu enzyme. Sau khi đáp ứng các chất dinh dưỡng trong thịt dê, nó có thể gây ra phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của người thưởng thức.
1.2. Thịt dê kết hợp gỏi cá (sashimi)
Thịt dê và sashimi không nên ăn cùng nhau, vì thịt dê và sashimi cùng với gừng, tỏi, giấm… kết hợp ăn cùng nhau có thể dễ dàng dẫn đến việc làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến bạn bốc hỏa. Hơn nữa, những thay đổi trong hai phần rất phức tạp này sẽ gây ra các phản ứng bất lợi.
Cả hai loại thực phẩm này là thức ăn tương đối đậm vị, nếu ăn cùng nhau sẽ gây ra cảm giác về hương vị không ngon miệng. Hơn nữa, các món sashimi sống có thể có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, ăn vào cơ thể sẽ làm sản sinh ra ký sinh trùng.
1.3. Thịt dê kết hợp với bí ngô
Một lời khuyên tiếp theo dành cho bạn là không nên ăn thịt dê và bí ngô cùng với nhau, điều này có thể gây vàng da và bệnh hôi chân.
Thịt dê và bí ngô là thực phẩm tương đối ấm áp, nếu ăn với nhau là rất dễ bốc hỏa, sinh nhiệt, nóng trong, từ đó nổi mụn nhọt, da dẻ kém đi. Trong khi đó, quá trình chế biến thịt dê còn cho thêm các loại gia vị có tính nóng như ớt tiêu, cay, gừng, đinh hương… nên món ăn lại càng nóng hơn.
1.4. Thịt dê kết hợp hạt dẻ
Khi bạn đã ăn thịt dê thì không nên tiếp tục ăn hạt dẻ, hoặc 2 thực phẩm này không nên hầm chung với nhau thành một món ăn.
Đây là 2 thực phẩm giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa, nếu ăn cùng nhau hoặc ăn với số lượng nhiều đều có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
Bạn có thể tham khảo Các món xào ngon từ thịt dê để bổ sung vào thực đơn của mình.
1.5. Thịt dê kết hợp với giấm
Bạn ăn thịt dê, tốt nhất không nên ăn kèm với giấm, mặc dù có nhiều người vẫn duy trì việc cho giấm vào ăn kèm khi có món dê, đặc biệt là khi ăn món canh dê hầm hoặc cháo dê, luôn tiện tay rót giấm vào để có cảm giác mùi vị thơm ngon hơn.
Có thể bạn chưa biết rằng, theo quan niệm của Đông y, thịt dê có tính nóng nhiệt rất cao, trong khi giấm lại chỉ phù hợp với những món ăn có tính lạnh. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý rằng không nên ăn giấm với thịt dê, và những món ăn có vỏ giáp xác như cua, tôm…
1.6. Thịt dê kết hợp với dưa hấu
Ăn dưa hấu sau khi ăn thịt dê sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tổn thương khí hay còn gọi là “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.
1.7. Thịt dê kết hợp với đậu đỏ
Thịt dê được xem là thực phẩm xung khắc với đậu đỏ, bởi khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau trong cùng một món ăn có thể gây ngộ độc.
1.8. Không uống trà sau khi ăn thịt dê
Nước trà là “ khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.
1.9. Không nên ăn thịt dê cùng với bí đỏ
Trong sách Đông y từ xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương…
2. Ăn thịt dê nhiều có tốt không?
Thịt dê có vị ngọt, tính nóng thường có tác dụng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt dê còn có tác dụng bổ dưỡng giúp tốt cho sinh lý nam giới, tốt cho phụ nữ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, đặc biệt là cho sức khỏe sinh sản.
Nếu có điều kiện thì bạn nên bổ sung các món ăn từ thịt dê chứa nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ cho sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, không có điều gì quá nhiều mà vẫn tốt cả, người ăn nhiều thịt dê có khả năng sẽ bị dị ứng, tiêu hóa không tốt, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nếu ăn uống sai cách.
Để tránh dị ứng có bất lợi cho sức khỏe và vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng, dược tính của thịt dê, bạn cần phải tránh những thói quen ăn uống không đúng khoa học. Đặc biệt là trong trường hợp cơ thể bạn đang có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì khi ăn quá nhiều thịt dê sẽ khiến cho tình trạng của bệnh kéo dài và phát triển trầm trọng hơn.
Theo đó bạn chỉ nên tiêu thụ thịt dê 150gr/ngày, giúp cung cấp protein tham gia cấu trúc tế bào, mô, cơ bắp, tạo ra các hormone và enzym cho cơ thể.
Không phải cứ ăn nhiều thịt có chất đạm là tốt – mà tối ưu nhất là bạn cần ăn vừa đủ, đa dạng. Bác sĩ Hải ở Viện Dinh Dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, dù là cá, thịt gà, thịt bò hay thịt lợn, thịt dê… thì bạn không nên tiêu thụ quá 200gr/ngày.
Bạn có thể ăn thịt dê khoảng 3 lần/tuần,tránh việc ăn liền tù tì 1 loại thịt trong vài ngày liên tiếp.
Bạn cần lưu ý thịt dê chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt… làm tăng cường cơ bắp, nhưng cũng có hàm lượng protein động vật cao, dễ gây bệnh về thận, mỡ máu, huyết áp.
3. Một số tác dụng của thịt dê
Theo quan niệm Đông y, đậu đỏ có tính ngọt, mặn, lạnh, có thể làm giảm phù nề, ích khí, giải độc, giải nhiệt độc, trong khi thịt dê có tác dụng làm ấm dạ dày, vị ngọt, có khả năng làm cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh như một loại thuốc bổ.
Và cho dù thịt dê có thể giúp bồi bổ cơ thể yếu nhược, ra mồ hôi nhiều, ngăn chặn tình trạng đi tiểu nhiều, thúc đẩy cảm giác ham muốn, có tác dụng tốt cho việc bổ dương, kích thích ham muốn tình dục.
Bạn có thể tham khảo lợi ích của thịt dê trong bài viết: 10 tác dụng chữa bệnh của thịt dê bạn chưa biết.
Những người bị gầy yếu, đau lưng, khí huyết xấu, đổ nhiều mồ hôi, dương sự kém… khi ăn các món ăn chế biến từ thịt dê khoảng 30-40g/ ngày liên tục thì có thể khắc phục được các tình trạng xấu này.
Ngoài ra, theo như y học cổ truyền, thịt dê còn có nhiều tác dụng khác như: trừ hàn trừ hàn, bổ khí huyết, tăng thể lực, thông sữa và rất có lợi cho sản phụ…
Thêm vào đó, mỡ dê còn có các tác dụng không ngờ tới như giải độc, chữa kiết lỵ, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Ngoài tác dụng bổ dương tốt cho nam giới, thịt dê còn rất tốt cho phụ nữ giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt cho sức khỏe sinh sản. Nếu có điều kiện thì bạn nên bổ sung món ăn từ thịt dê nhiều dinh dưỡng để bổ trợ cho sức khỏe của bạn.
Bạn có thể tham khảo 1 số bài thuốc này trong bài viết: Những món ăn từ thịt dê chữa yếu sinh lý.
Nhưng bạn cũng nên lưu ý có những người không nên dùng thịt dê.
4. Những người không nên ăn thịt dê
Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê: Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm.
Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ… một cách hữu hiệu.
Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng không nên ăn nhiều thịt dê vì có thể làm cho tình trạng viêm trong cơ thể tăng lên.
Những người mắc bệnh viêm nhiễm, lở loét: Bao gồm các chứng bệnh như lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều cần kiêng kỵ ăn thịt dê trong giai đoạn này.