Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách làm món lươn xào lá lốt chuẩn vị Nghệ An

0

Cập nhật vào 06/12

Lươn xào lá lốt có vị thơm đặc trưng của lá lốt với thịt lươn mềm, đậm đà, ăn rất đưa cơm. Đây là một món đặc trưng của Nghệ An. Vậy người Nghệ An làm món lươn xào lá lốt như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của lươn

Lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn có chứa 12,7g chất đạm và 25,6g chất béo. Trong đó, cholesterol là 0,05g và năng lượng chiếm 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn có các vitamin như vitamin A, betacaroten, vitamin B1, Vitamin B6: 0,28 mg….. rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của lươn

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Cụ thể:

  • Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.
  • Chữa bệnh phong thấp: Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.
  • Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.
  • Chữa chứng suy nhược: Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Ngoài ra, lươn còn có nhiều tác dụng khác như: chữa thiếu máu, mệt mỏi, chữa chứng bất lực của nam giới….

Cách làm món lươn xào lá lốt chuẩn vị Nghệ An

Nguyên liệu:

  • Lươn to: 1 con
  • Lá lốt: 1 bó
  • Bột nghệ, hạt nêm
  • Hành khô

Cách chế biến:

lươn xào lá lốt

  • Bước 1: Bóp lươn với muối và vôi bột để loại sạch nhớt (có thể sử dụng giấm trắng để thay thế vì giấm có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ nhớt của lươn, cá…) chỉ cần bóp với chút giấm trắng, rửa lươn lại 1 lần với nước đảm bảo nhớt sẽ hết sạch. Cắt khúc ngắn vừa ăn.
  • Bước 2: Thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào vì bột nghệ vừa có tác dụng khử tanh, vừa có tác dụng tạo màu cho món lươn xào được đẹp mắt. Ướp lươn trong khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Lá lốt rửa sạch, thái sợi.
  • Bước 4: Băm nhỏ 1 củ hành khô, phi thơm với dầu ăn rồi cho lươn vào xào, tránh đảo trộn nhiều hoặc quá mạnh tay làm cho lươn bị vỡ nát.
  • Bước 5: Khi lươn đã chín săn và có mùi thơm, cho lá lốt thái sợi vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp vì lá lốt dễ bị nồng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm món Thịt dê xào lá lốt qua bài viết: Cách làm thịt dê xào lá lốt 

Những ai không nên ăn lươn?

Các món ăn từ lươn rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, một số người không nên ăn lươn vì ảnh hưởng đến sức khoẻ. Người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ không nên ăn cá không vảy như lươn, chạch. Những người bị bệnh gút cũng không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.

Thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt là axit amin histidine cần thiết cho trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

5/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.