Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn?

0

Cập nhật vào 30/10

Quan niệm đầu tháng ăn lươn được không có sự khác nhau giữa các vùng miền. Nếu như người miền Trung cho rằng ăn lươn đầu tháng sẽ gặp may mắn, trơn tru thì người miền Bắc, Nam lại cho rằng ăn lươn mùng 1 dễ xui xẻo và đen đủi.

Mùng 1 đầu tháng ăn lươn có được không?

Mùng 1 đầu tháng có ăn lươn không tùy thuộc vào từng quan niệm vùng miền, từng cá nhân.

Với người miền Trung, đặc biệt là ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì người dân nơi đây không kiêng ăn lươn ngày mùng 1 mà ngược lại. Vào mùng 1 đầu tháng hoặc mùng 1 tết đầu năm, người dân sẽ mua lươn về chế biến thành nhiều món ăn ngon để thưởng thức. Họ cho rằng lươn có thân hình suôn thẳng, mình dài, da trơn nên nếu ăn lươn đầu tháng đầu năm thì mọi việc sẽ được trơn tru, suôn sẻ, “đầu xuôi đuôi lọt” làm bất cứ việc gì cũng thuận lợi, tốt đẹp.

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn? 1

Thế nhưng với người miền Bắc và người miền Nam, đầu tháng ăn lươn được coi là không may mắn và thường kiêng ăn. Lý do bởi họ cho rằng lươn chui sâu dưới lòng đất, là động vật trốn chui lủi, nhút nhát, ăn lươn đầu tháng đầu năm thì dễ phải sống như kẻ hèn. Bên cạnh đó từ “lươn” còn mang hàm ý lươn lẹo, ăn lươn vào mùng 1 theo đó dễ gặp phải chuyện gian trá hoặc bị lừa cả tháng, nói chung là rất xui xẻo. Thường thì họ sẽ kiêng ăn lươn hết mùng 1, bắt đầu từ mùng 2 trở đi mới bắt đầu ăn lươn.

Ngoài lươn thì người dân cũng kiêng kỵ ăn trạch, trẹo vào ngày mùng 1 bởi hình dáng và da loài trạch, trẹo tương đối giống lươn. Bên cạnh đó mùng 1 người ta kiêng ăn ốc để tránh nói mò, gặp phiền toái. Tránh ăn tôm đồng để tránh đen đủi, bế tắc…

Quan niệm kiêng ăn hoặc nên ăn lươn vào mùng 1 đầu tháng có đúng?

Thực chất quan niệm nên ăn lươn mùng 1 của người miền Trung hay kiêng ăn lươn vào mùng 1 của người miền Bắc – Nam chủ yếu là lời truyền miệng dân gian từ xưa đến nay, không có bất cứ căn cứ, chứng minh nào về việc ăn lươn sẽ may mắn hoặc xui xẻo. Cuộc sống của mỗi con người đều có lúc trải qua thăng trầm, cũng có lúc suôn sẻ, thuận lợi, có thể do vô tình ăn lươn vào thời điểm mùng 1 mà một người bất ngờ gặp chuyện vui/buồn trong tháng lại đem ra suy diễn. Nhìn chung lươn là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, do vậy bạn hoàn toàn có thể ăn tôm vào các ngày trong tháng mà không cần lo lắng.

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn? 2

Ăn lươn có tốt không? Ăn lươn có tác dụng gì?

Theo Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời…

Theo y học hiện đại, trong 100 gam thịt lươn có thể chứa:

  • Năng lượng: 180 Kcal
  • Protein: 18.4g
  • Canxi: 35mg
  • Sắt: 1mg
  • Magie: 20mg
  • Photpho: 164 mg
  • Natri: 51mg
  • Kẽm: 1.62mg
  • Kali: 272mg
  • Vitamin A: 1800 mmg
  • Vitamin E: 4mg
  • Vitamin B12: 3mmg
  • Vitamin B5: 0.24mg
  • Vitamin B2: 0.31mg

Đây đều là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp phòng nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc được chế biến từ lươn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả:

  • Thịt lươn chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Sử dụng 10 gam thịt lươn thái nhỏ, nước gừng đã và được lọc lấy khoảng 10 đến 20 ml, lấy vừa đủ gạo để nấu cháo lươn.
  • Thịt lươn chữa suy nhược thần kinh: Sử dụng 250 gam thịt lươn làm sạch và thái nhỏ, 30 gam hoài sơn, 30 gam bách hợp cùng với hàm lượng nước vừa đủ. Đem hỗn hợp đi hấp cách thuỷ và ăn trong ngày. Sử dụng món ăn này trong vòng 5 đến 7 ngày có tác dụng chữa suy nhược thần kinh.
  • Thịt lươn chữa viêm gan mạn tính: Sử dụng 2 đến 3 con lươn được làm thịt và rửa thật sạch, bỏ ruột, lấy 60 gam tầm gửi cây dâu – tang ký sinh, 30 gam rễ lau, cùng với nước vừa đủ. Đem hỗn hợp này nấu chín và ăn cả cái lẫn nước.
  • Thịt lươn chữa chứng ra mồ hôi tay hoặc chân: Sử dụng 1 con lươn đã được làm sạch sẽ, sau đó luộc và gỡ lấy thịt. Kết hợp với 20 gam ý dĩ nhân, 30 gam gạo nếp. Sau đó, trộn hỗn hợp này để nấu thành cháo lươn, thêm gia vị cho vừa ăn.

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn? 3

Ăn lươn có tốt cho bà bầu không?

Thịt lươn giàu protein, kẽm, photpho, canxi và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong thịt lươn rất cần thiết cho việc hình thành hệ thần kinh và não bộ, giúp tránh nguy cơ suy giảm trí nhớ, bệnh não, dị tật ống thần kinh,… ở thai nhi. Canxi và photpho trong lươn có khả năng hạn chế nguy cơ bị còi xương bẩm sinh cho thai nhi sau khi sinh ra. Mẹ bầu nên bổ sung lươn vào thực đơn dinh dưỡng đúng cách giúp tránh nguy cơ mắc ung thư vú, béo phì trong thai kỳ, chuột rút…

Ăn lươn cần kiêng kỵ gì?

Những thực phẩm sau không nên kết hợp với thịt lươn:

  • Nho: Lươn là thực phẩm protein, canxi, còn nho chứa nhiều axit tanin. Nếu ăn hai thực phẩm cùng nhau, axit tanin có trong nho kết hợp với canxi có trong thịt lươn tạo ra một hợp chất mới không dễ tiêu hóa, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của thịt lươn.
  • Cam: Nếu đã ăn lươn thì không nên ăn cam tráng miệng sau bữa ăn, bởi lươn và cam là hai loại thực phẩm dễ gây độc khi ăn cùng nhau.
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt có chứa axit oxalic, còn lươn lại giàu canxi. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể gây ra tiêu chảy.
  • Quả hồng: Nếu ăn lươn và hồng cùng lúc, sẽ tạo nên sự hình thành của một chất gọi là Protein Citrate, chất này không dễ tiêu hóa và có thể gây hại cho dạ dày.
  • Mướp đắng, dưa hấu: Không nên ăn lươn cùng với những thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, mướp đắng,… Vì tính hàn trong lươn khi kết hợp với những thực phẩm này có thể gây ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy,…

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn? 4

Một số chú ý khác cần nhớ khi ăn thịt lươn:

  • Chỉ ăn lươn đã được chế biến chín kỹ: Lươn sống môi trường bùn lầy nên chứa nhiều loại ký sinh trùng sống rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu không chế biến kỹ, những ấu trùng này sẽ không bị chết và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
  • Không ăn lươn đã chết: Khi lươn chết, hợp chất histidine có trong lươn sẽ chuyển hóa thành chất độc có hại. Khi hàm lượng cao chất độc này đi vào cơ thể sẽ khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
  • Người bệnh gout không ăn lươn: Lươn là thực phẩm giàu chất đạm nên những người bị bệnh gout không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao. Nguyên nhân là bởi bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng axit uric trong máu.

Ăn lươn có bị dị ứng không?

Thực tế thì tùy thuộc cơ địa từng người mà việc ăn lươn có gây ra dị ứng hay không. Những người có tiền sử dị ứng thủy sản không nên ăn lươn. Trong trường hợp bạn không biết mình có dị ứng với lươn hay không thì nên ăn một ít lươn và để ý, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban… thì rất có thể bạn bị dị ứng với thực phẩm này.

Đầu tháng ăn lươn có được không? Cần kiêng kỵ gì khi ăn lươn? 5

Mời bạn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.